Pages

4/30/12

Bạn giỏi tiếng Anh đến mức nào ?


Khi bạn học Tiếng Anh, bạn chắc hay thưởng tự hỏi bản thân không biết mình đã tiến bộ thêm chưa hay vẫn giậm chân tại chỗ. Vậy làm thế nào để biết xem mình đang đi lên, đi xuống hay đứng nguyên? Sau đây là một vài dãu hiệu nhận biết bạn đang giỏi lên. Những dấu hiệu này được gói gọn trong 8 từ sau đây:



NGHI NGỜ - PHÁT HIỆN - SỬA CHỮA - PHÁN ĐOÁN

1. Nghi ngờ:

Đây là kĩ năng rất quan trọng nếu bạn muốn biết mình tiến bộ hay chưa. Bạn cần phải 'nghi ngờ' những gì mình nói, viết, nghe thấy hay đọc được. Khi bạn nói chuyện với ai đó bằng Tiếng Anh, bạn chợt hỏi bản thân 'không biết từ này mình dùng có đúng không? Mình có chắc chắn 99% là từ mình dùng là sự lựa chọn hợp lí nhất không và liệu người nghe có hiều liệu mình đang nói gì không?' Nhiều người có thói quen thích dùng từ hoa mỹ để gây ấn tượng cho người nghe/giảm kháo nhưng lại không đắn đo xem từ mình dùng liệu có phù hợp với hoàn cảnh/chủ đề và logic không. Kết quả là không những không được điểm cao mà lại còn bị giám khảo, người nghe tỏ thái độ không hiểu, bối rối.

Khi bạn viết, bạn có thể mạo hiểm lựa chọn những từ ngữ học thuât hay để ghi thêm điểm cho mình. Tuy nhiên, trước khi bạn hoàn thành xong bài, nên dành ra vài phút để 'nghi ngờ' những từ ngữ mà bạn mạo hiểm dùng bằng cách hỏi bản thân 'Tại sao lại dùng từ này ở đây? Mình có hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng của từ này hay không? Liệu dùng cụm từ này trong câu có ảnh hưởng đến ý nghĩa hay cách diễn đạt câu không?'. Ngoài ra, bạn hãy soi thật kĩ nhứng cấu trúc ngữ pháp tưởng như là dễ sử dụng nhưng lại hay sai vì bạn không để ý (singular, plural, subject-verb agreement, verb tenses, relative clauses, etc).

2. Phát hiện & sửa chữa

Sau khi nghi ngờ, bạn cần phát hiện kịp thời những lối sai mà mình mắc phải để sửa chữa. Khi bạn nói sai điều gì đó và phát hiện được, hãy tập có thói quen sửa ngay để bản thân không mắc phải lỗi tương tự. Rất nhiều người biết sai nhưng không để ý đến câu nói và sửa ngay lập tức vì nghĩ rằng chỉ cần mình biết sai là đủ rồi. Bạn mà suy nghĩ như vậy thì sẽ khó mà tiến bộ được nhanh.

Khi làm bài viết cũng thế, nên đọc đi đọc lại các câu trong bài sau khi viết xong và hãy soi thật kĩ những chố mà bạn nghi ngờ có vấn đề để có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời. San dạy khá nhiều học sinh thi IELTS và khá nhiều bạn ngữ pháp khá tốt nhưng vì tính ẩu, không cẩn thận mà hay mắc phải những lối sai không đáng có. Khi được chỉ ra lỗi sai thì có thể sửa ngay. Tuy nhiên, khi bạn đi thi hay tự học, không có ai chỉ cho bạn biết sai ở đâu nên bạn cần phát huy kĩ năng proof-reading (xem lại bài và phát hiện, sửa lỗi trước khi nộp bài). BẠn chỉ cần dành ra vài phút để xem bài và chắc chắn sẽ phát hiện được một số lỗi sai và sửa chữa kịp thời để tránh bị trừ điểm. Khi bạn thi IELTS viết, nên dành ra tầm 2 đến 3 phút để proof-read bài luận của mình nhé.

3. PHÁN ĐOÁN

Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng khi bạn muốn học tốt Tiếng Anh. Khi bạn nghe hay đọc, bạn sẽ không thể nào biết hết được những từ ngữ mà người nói hay người viết dùng vì vốn tiếng Anh có hạn của mình. Tuy nhiên, bạn có thể đoán được ý nghĩa của từ mới dựa vào hoản cảnh, ngữ cảnh được dùng khi nói/đọc. Ví dụ, khi bạn đọc bài và bạn thấy từ 60 species of plant, bạn không biết từ 'species' là gì nhưng nếu bạn thử thay thế từ species với từ khác, một trong những từ mà bạn nghĩ ra đầu tiên để thay thế là 'types'. Lí do đơn giản là vì từ 'types' khi thay thế cho từ 'species' thì nghe có vẻ hợp lí. Ngoài cách thay thế, bạn có thể dựa vào những từ khóa khác trong câu để đoán từ. Hãy nhìn ví dụ sau đây:

He's drunk a lot of water. He's in the lavatory now.

Từ mới ở đây là 'lavatory'. Bạn có thể không biết nghĩa của từ này nhưng dựa vào từ khóa 'drunk a lot of water' và giới từ 'in', bạn biết ngay 'lavatory' liên quan đến 'place'. Sau đó bạn đặt câu hỏi 'Nếu anh ta uống nhiều nước quá, anh ta sẽ đến nơi nào?' Câu trả lời hợp lí ở đây là nhà vệ sinh. Vì thế, 'lavatory' nghĩa là 'toilet'.


Hi vọng bài viết này của San sẽ giúp các bạn biết xem mình đang giỏi lên hay chưa.

Thanks everyone

San Adams

5 comments:

  1. Muốn học giỏi tiếng Anh thì ngoài ra còn phải có năng khiếu nữa, mà cái này ko phải ai cũng có. Có nhiều người học mãi học mãi mà vốn tiếng Ahh chỉ ở mức tạm được hoặc ko thể tiến xa hơn, đó là bởi họ ko có khiếu ngoại ngữ, ko có độ nhạy trong việc tiếp nhận ngoại ngữ :-SS

    ReplyDelete
  2. @crude oil futures:)) tớ thấy cái khó vẫn là khả năng phán đoán, dù nhìu khi mình đã cố gắng nghe lắm rùi và cố gắng hiểu sâu xa hơn tý nhưng cái khó vẫn là "phán đoán". Mình nghĩ mún nói đc tiếng anh thì phải mạnh dạn, có môi trường để tiếp xúc. Mình cũng đang cố gắng đây...bị out interview cũng vì engl nên đang cay cú.

    ReplyDelete
  3. Bất cứ ai (là con người) đều có năng khiếu học ngoại ngữ bẩm sinh cả. Thật buồn cười nếu có người bản xứ nào đó không có năng khiếu học tiếng nước mình (không tính mấy trường hợp bị dị tật nhé).:)

    ReplyDelete
  4. @Luan Tran - PISAP™:)hay đấy...mình đồng quan điểm -->"cần cù bù thông minh" mà hén. Ah...mà sao mình ko vào blog của Luân đc hén. phải cấp phép gì nữa đấy.

    ReplyDelete
  5. @Elvis AnhỪ! Cần cù bù thông minh. Mình thấy quan trọng là tìm ra động lực để học thôi. Còn blog tạo thử cho biết thôi! ^^

    ReplyDelete